Từ cacao đến trà, các tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn trên thế giới đang tự đặt ra tiêu chuẩn của chính họ về đạo đức trong nguồn nguyên l...
Từ cacao đến trà, các tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn trên thế giới đang tự đặt ra tiêu chuẩn của chính họ về đạo đức trong nguồn nguyên liệu, rời xa những nhãn hiệu của bên thứ ba như Fairtrade.
Mondelez International, chủ sở hữu các thương hiệu chocolate Cadbury và Toblerone, đứng sau các thương hiệu trà như Lipton và PG Tips, và Barry Callebaut, nhà sản xuất chocolate và các sản phẩm từ cacao lớn nhất thế giới, tất cả đều có hệ thống tiêu chuẩn nguồn cung nguyên liệu của riêng họ. Họ cho rằng các cơ chế kiểm soát nguồn cung nguyên liệu của mình toàn diện và hiệu quả hơn trong truy xuất nguồn gốc xem liệu một sản phẩm có được sản xuất có đạo đức trong mọi khâu hay không. Với các công ty gặp áp lực tài chính, các nhà phân tích cho rằng đây cũng là một cách để tiết kiệm tiền. Nhưng làn sóng chỉ trích đang tăng cao khi nhiều chuyên gia cho rằng các tổ chức bên thứ 3 như UTZ Certified hay Rainforest Alliance bị thách thức bởi các tiêu chuẩn riêng, sẽ đặt ra rủi ro về đạo đức và bền vững. “Các tiêu chuẩn đánh giá các vấn đề môi trường và xã hội cần phải minh bạch bởi một khi quy trình này được tiến hành nội bộ, rất khó để biết đươc cách doanh nghiệp và nông dân ứng dụng các tiêu chuẩn này ra sao”, theo nhận định của ông Sloan Hamilton, nhà tư vấn chính sách quyền lao động tại Oxfam. “Chúng tôi không muốn nhìn thấy những tiêu chuẩn này bị vùi dập và người tiêu dùng phải đối diện với qua nhiều cơ chế chứng nhận khác nhau”.
Các nhà chứng nhận bên thứ 3 không lo ngại về việc tự chứng nhận, mặc dù khả năng bị mất nguồn phí chứng nhận đe dọa tương lai của họ. Điều họ lo ngại hơn cả là việc các tiêu chuẩn có thể trở nên vô nghĩa nếu quá nhiều công ty tự đặt ra tiêu chuẩn cho mình.
Mondelez bắt đầu bán sản phẩm chocolate Green&Black đầu tiên tại Anh mà không có logo Fairtrade trên sản phẩm từ tháng 8 vừa qua, hơn 23 năm sau khi thương hiệu Maya Gold nhận được logo đầu tiên tại Anh. Thay vào đó, các sản phẩn này được đóng mác “Cocoa Life”, một cơ chế mà Mondelez triển khai từ năm 2012, với các mục tiêu tổng quát là cải thiện năng suất, bảo vệ tính màu mỡ của đất và bình đẳng giới trong các cộng đồng sản xuất. Mondelez cho rằng Fairtrade vẫn là một đối tác tích cực nhưng hãng cũng sử dụng nguồn cacao theo cơ chế “Cocoa Life”.
Fairtrade là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động nhằm mục tiêu mang lại năng lực giao dịch tốt hơn cho nông dân và người lao động tại các nước đang phát triển. Tổ chức này đặt ra các tiêu chuẩn, bao gồm giá tối thiểu cho nguyên liệu thô, và yêu cầu các công ty đóng góp vào các dự án kinh doanh hoặc cộng động để đổi lấy việc được gán nhãn Fairtrade. Nhưng khái niệm về nguồn nguyên liệu được thu mua có đạo đức đang được người tiêu dùng ngày càng biết đến rộng rãi, các thương hiệu bắt đầu tự ứng dụng các tiêu chuẩn cho hoạt động kinh doanh và hình ảnh của riêng họ.
“Cửa mở cho tất cả các công ty tuyên bố “này hãy phát triển một tiêu chuẩn phù hợp với hoạt động kinh doanh của chúng ta và qua đó chuyển tải thông điệp của chúng ta trên thị trường”, theo phát biểu của Alan Rownan, một nhà phân tích các nhãn hiệu kinh doanh có đạo đức tại Euromonitor. Các tiêu chuẩn nội bộ cũng là một cách để giảm chi phí cho các công ty lớn đang gặp áp lực tài chính do tăng trưởng kinh tế chậm lại và người tiêu dùng đang hướng đến các phần ăn nhỏ hơn hoặc tốt cho sức khỏe hơn, các thương hiệu thuộc về các nghệ nhân sản xuất. “Khi toàn thị trường đều được chứng nhận, khả năng đạt được giá cao hơn trở nên thấp hơn”, theo ông Jon Cox, nhà phân tích tại Kepler Cheuvreux tại Zurich, chuyên theo dõi các công ty như Nestle và Barry Callebaut nhận xét. “Vậy thì tại sao không biến các tiêu chuẩn trở thành việc nội bộ và tiết kiệm tiefn? Và nếu họ có thể thuyết phục người tiêu dùng rằng các tiêu chuẩn nội bộ này tốt như các tiêu chuẩn độc lập, nếu không phải là tốt hơn, thì chính điều này lại tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của các công ty”.
Sự tham gia ngày càng sâu của các công ty
Trong khi các thương hiệu bên thứ 3 vẫn đang tiên phong trong đẩy lùi việc phá rừng và lao động trẻ em tại các trang trại nông nghiệp, họ cũng gặp phải nhiều chỉ trích. Các nhà tư vấn chính sách lớn và các tập đoàn lớn cho rằng cách mà họ triển khai chứng nhận các tiêu chuẩn này không đủ minh bạch và các tổ chức này thất bại trong việc giảm tính phức tạp của tình hình. Rainforest Alliance và UTZ Certified hiện đang kỳ vọng đưa các tiêu chuẩn của họ trở thành chính thống sau thông báo kế hoạch hợp nhất trong thời gian gần đây.
Với nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng, các công ty cũng đang theo sát nguồn nguyên liệu của họ và chỉ rõ tác động của các chứng nhận cho người tiêu dùng. Fairtrade đảm bảo rằng các nguồn nguyên liệu như cà phê và chuối có thể được truy xuất ở mọi bước sản xuất và chế biến nhưng không cung cấp đảm bảo tương tự cho cacao và chè. Tổ chức này cho rằng chứng nhận hạt cacao rất khó truy xuất bởi thường bị trộn với hạt cacao thường ở giai đoạn chế biến tại các nước không có năng lực tách biệt hai nguồn cacao này. Điều này có nghĩa là các thanh chocolate Fairtrade có thể được sản xuất cả từ nguồn chứng nhận và nguồn thông thường, với việc nhãn hiểu chỉ đảm bảo rằng công ty mua một tỷ lệ phần trăm nhất định hạt cacao Fairtrade ở mức giá cao hơn cho nông dân được chứng nhận bởi tổ chức này.
Một số công ty thực phẩm và đồ uống cho rằng, trong một phần động thái xây dựng tiêu chuẩn riêng, họ đang đóng vai trò tích cực hơn trong thu mua nguyên liệu để chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của sản phẩm. Ví dụ Barry Callebaut đã xây dựng một cơ sở sản xuất bơ cacao được sản xuất có đạo đức trong một nhà máy tại Bỉ và triển khai một ứng dụng di động để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc tới tận trang trại tại Bờ Biển Ngà.
Mondelez không truy xuất nguồn gốc cacao trong toàn bộ chuỗi giá trị, nhưng cho biết Cocoa Life giúp công ty tiếp cận sâu hơn với nông dân. Công ty sử dụng bản đồ số tại Ghana, Bờ Biển Ngà và Indonesia để tăng cường tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc hạt cacao. “Khi bạn chỉ thu mua nguyên liệu đơn thuần, thì trong một chuỗi cung ứng điển hình, bạn không liên quan trực tiếp tới phân khúc nguyên liệu thô”, theo Jonathan Horrell, tổng giám đốc bền vững toàn cầu của Mondelez. Một số công ty cũng tự đặt ra thời hạn để xóa bỏ toàn bộ các hoạt động sản xuất không bền vững trong chuối cung ứng của họ và theo cách họ tiếp cận, áp lực tìm ra giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu trên ngày càng mạnh.
Unilever cam kết thu mua 100% nguyên liệu từ nguồn bền vững đến năm 2020, sử dụng cả chứng nhận bên thứ 3 và “Unilever Sustainable Agriculture Code”. Barry Callebaut cũng đặc mục tiêu thu mua 100% nguyên liệu thô từ nguồn bền vững đến năm 2025, so với chỉ 23% trong năm 2015. Công ty này mua cacao từ các nguồn bên ngoài và chương trình “Cocoa Horizons” của chính công ty.
Những người tiêu dùng khôn ngoan
Trong khi những chỉ trích về việc chứng nhận nội bộ lo ngại rằng các tiêu chuẩn sẽ gây ra tình trạng lộn xộn, người tiêu dùng đang ngày một sành sỏi hưn. Các côn gty cho biết họ sẽ gặp phải phản ứng giận dữ nghiêm khắc nếu nới lỏng các tiêu chuẩn. “Nếu bạn gắn tên tuổi của mình vào đó, bạn sẽ phải đảm bảo rằng bạn đang mang lại sự tin tưởng hoàn toàn”, theo Christiaan Prins, trưởng các vấn đề đối ngoại của Barry Callebaut cho biết. “Người tiêu dùng ngày này không còn bị lừa dễ dàng”.
Những người tiêu dùng và người quan sát của Sainsbury đã bày tỏ sự giận dữ khi hãng này thay nhãn Fairtrade bằng trà thử nghiệm thương hiệu riêng phiên bản “Fairly Traded”, với kế hoạch mở rộng sang các sản phẩm khác như cà phê và chuối. Theo cơ chế “Fairly Traded”, nông dân sẽ nhận được giá cao hơn giá của chương trình Fairtrade và chương trình này cũng giúp nông dân đối phó bền bỉ hơn với biến đổi khsi hậu. Nhưng các chỉ trích cho rằng chương trình này gạt bỏ phần kiểm soát của cac tổ chức nông dân, những người không còn nhận được khoản chênh giá trực tiếp cho sản phẩm bán ra. Phần chênh này sẽ được Sainsburry’s Foundation quản lý và sử dụng để cấp vốn cho các dự án chiến lược của nông dân. Sainsburry sẽ không trả phí bản quyền cho Fairtrade nhưng sẽ tiếp tục mua chè từ nông dân được Fairtrade chứng nhận. Sainsburry cũng sẽ mua chè từ những nông dân được bảo trợ bởi các tổ chức khác nếu như họ đáp ứng các tiêu chuẩn nội bộ của Sainsburry về sản xuất có đạo đức.
Người tiêu dùng chỉ trích công ty sử dụng cơ chế tự tạo để thỏa mãn những mục tiêu đầy tham vọng về nguồn nguyên liệu bền vững – một nhãn hiệu vốn đã rất tham vọng bởi có quá nhiều tiêu chuẩn và định nghĩa khác nhau. “Khi các công ty rời bỏ các nhà chứng nhận bên thứ 3 và tất cả đột ngột có thể dễ dàng đạt được các mục tiêu bền vững – vậy điều gì đã thay đổi”, ông Rownan phát biểu. “Tôi nghĩ người tiêu dùng sẽ muốn biết sự thật”.
Bàn về tương lai, các nhà chứng nhận bên thứ 3 đang nỗ lực thích ứng với khả năng nguồn thu phí chứng nhận giảm sút. Năm 2015, nguồn thu này lên đến 13,03 triệu USD, chiếm 63% tổng nguồn thu của Fairtrade. Fairtrade cũng đang hy vọng mở rộng mạng lưới đối tác với các tổ chức như Lidl và Aldi. Bộ phận kiểm định của Fairtrade là FLOCERT cũng đang triển khai nền tảng trực tuyến mới có tên gọi Fairtrace để người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dọc chuỗi cung ứng.
Theo Gappingworld