Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Vương quốc Bỉ giới thiệu giải pháp công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại để giúp Việt Nam tái cơ cấu nô...
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Vương quốc Bỉ giới thiệu giải pháp công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại để giúp Việt Nam tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
Cơ hội hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và Vương quốc Bỉ. Ảnh minh họa: Phương Hoa - TTXVN
“Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển”. Đây là vấn đề được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ra tại Hội thảo “Hỗ trợ ngành nông nghiệp bền vững và đổi mới của Việt Nam” diễn ra chiều ngày 23/11 tại Hà Nội.
Hội thảo do Đại sứ quán Vương quốc Bỉ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức để cùng đánh giá các kết quả cũng như triển vọng hợp tác mà các đối tác Bỉ ở các cấp Chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể mang lại cho ngành nông nghiệp của Việt Nam.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định, Vương quốc Bỉ là đối tác quan trọng đã và đang hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong các lĩnh vực như quản lý nguồn nước và vệ sinh môi trường gắn với đô thị hóa, biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực và quản trị. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa nông sản.
Hội thảo do Đại sứ quán Vương quốc Bỉ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức để cùng đánh giá các kết quả cũng như triển vọng hợp tác mà các đối tác Bỉ ở các cấp Chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu, doanh nghiệp có thể mang lại cho ngành nông nghiệp của Việt Nam.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định, Vương quốc Bỉ là đối tác quan trọng đã và đang hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong các lĩnh vực như quản lý nguồn nước và vệ sinh môi trường gắn với đô thị hóa, biến đổi khí hậu, tăng cường năng lực và quản trị. Hai bên thường xuyên trao đổi thông tin liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa nông sản.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Văn Giáp/TTXVN
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị phía Vương quốc Bỉ có thể giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại của Bỉ để giúp Việt Nam có thể tái cơ cấu thành công trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững thích ứng biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Doanh cho rằng, Việt Nam là quốc gia có lợi thế so sánh về nông nghiệp, có 7 vùng sinh thái với đặc điểm khí hậu đặc trưng cho sản xuất nhiều loại nông sản nhiệt đới, nuôi trồng thủy sản và cây dược liệu quý hiếm. Đồng thời, có 2 đồng bằng lớn ở hai đầu đất nước, rất thuận lợi cho sản xuất lúa nước và nuôi trồng thủy sản.
Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Bởi, nông nghiệp không chỉ đóng vai trò truyền thống mà còn là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của đất nước; có khả năng lan tỏa ra các ngành khác, tăng khả năng cạnh tranh cho kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, giữ ổn định xã hội thông qua xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho nông dân; là “tấm đệm” an sinh xã hội trước khó khăn của khủng hoảng kinh tế- tài chính bằng cách tạo ra việc làm và thu nhập.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Cụ thể là tác động của biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo; thiên tai ngày càng khắc nghiệt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hội nhập quốc tế sâu rộng đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng làm gia tăng áp lực cạnh tranh tại cả thị trường trong nước và quốc tế; thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế còn hạn chế.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế nhanh, kết hợp với sự gia tăng dân số và mở rộng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã và đang gây ra những áp lực lớn với nguồn tài nguyên và môi trường.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, một nền nông nghiệp bền vững cần phải thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, đồng thời duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm: gìn giữ quỹ đất, quỹ nước, rừng và khí quyển, bảo đảm tính đa dạng sinh học,.... Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm và đã chủ động lồng ghép vào chiến lược, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạnh 2017-2020.
Theo đó, sẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, cải thiện nhanh hơn thu nhập đời sống của người dân nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Vương quốc Bỉ, ông Dirk Achten, Việt Nam đã trở thành một đối tác mạnh của Bỉ. Phía Bỉ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua rất nhiều hợp tác tổ chức phi Chính phủ, hợp tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp tư nhân.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi nhiều về quy định an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh, thách thức của nền nông nghiệp trong tương lai. Đồng thời, thảo luận về các tác động được dự đoán của biến đổi khí hậu, sử dụng công nghệ viễn thám giúp sử dụng đất hiệu quả; sản xuất lương thực bền vững của Việt Nam; an toàn sinh thái, phòng ngừa sâu bệnh, bảo vệ mùa vụ./.
Thứ trưởng Doanh cho rằng, Việt Nam là quốc gia có lợi thế so sánh về nông nghiệp, có 7 vùng sinh thái với đặc điểm khí hậu đặc trưng cho sản xuất nhiều loại nông sản nhiệt đới, nuôi trồng thủy sản và cây dược liệu quý hiếm. Đồng thời, có 2 đồng bằng lớn ở hai đầu đất nước, rất thuận lợi cho sản xuất lúa nước và nuôi trồng thủy sản.
Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Bởi, nông nghiệp không chỉ đóng vai trò truyền thống mà còn là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của đất nước; có khả năng lan tỏa ra các ngành khác, tăng khả năng cạnh tranh cho kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, giữ ổn định xã hội thông qua xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho nông dân; là “tấm đệm” an sinh xã hội trước khó khăn của khủng hoảng kinh tế- tài chính bằng cách tạo ra việc làm và thu nhập.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Cụ thể là tác động của biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo; thiên tai ngày càng khắc nghiệt ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Hội nhập quốc tế sâu rộng đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng làm gia tăng áp lực cạnh tranh tại cả thị trường trong nước và quốc tế; thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế còn hạn chế.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế nhanh, kết hợp với sự gia tăng dân số và mở rộng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã và đang gây ra những áp lực lớn với nguồn tài nguyên và môi trường.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng, một nền nông nghiệp bền vững cần phải thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, đồng thời duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm: gìn giữ quỹ đất, quỹ nước, rừng và khí quyển, bảo đảm tính đa dạng sinh học,.... Xây dựng nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm và đã chủ động lồng ghép vào chiến lược, kế hoạch phát triển ngành, kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạnh 2017-2020.
Theo đó, sẽ phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, cải thiện nhanh hơn thu nhập đời sống của người dân nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Vương quốc Bỉ, ông Dirk Achten, Việt Nam đã trở thành một đối tác mạnh của Bỉ. Phía Bỉ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua rất nhiều hợp tác tổ chức phi Chính phủ, hợp tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp tư nhân.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi nhiều về quy định an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh, thách thức của nền nông nghiệp trong tương lai. Đồng thời, thảo luận về các tác động được dự đoán của biến đổi khí hậu, sử dụng công nghệ viễn thám giúp sử dụng đất hiệu quả; sản xuất lương thực bền vững của Việt Nam; an toàn sinh thái, phòng ngừa sâu bệnh, bảo vệ mùa vụ./.
Theo : Văn Giáp/Bnews/TTXVN