Xác định nhóm nông sản tiêu biểu, từ đó quy hoạch sản xuất gắn với thị trường, năng suất đi đôi với chất lượng, giá trị hàng hóa gắn với ứng...
Xác định nhóm nông sản tiêu biểu, từ đó quy hoạch sản xuất gắn với thị trường, năng suất đi đôi với chất lượng, giá trị hàng hóa gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ và uy tín, thương hiệu là chiến lược đang được ngành Nông nghiệp Hà Nội lựa chọn để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành. Với hướng đi này, không những kiểm soát được thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn phát huy được thế mạnh nông nghiệp đô thị...
Nông dân xã Kim An (huyện Thanh Oai) thu hoạch cam Canh. Ảnh: Bá Hoạt
Tận dụng tiềm năng, lợi thế
Hội nghị bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Chương Mỹ vừa diễn ra được đánh giá là khởi đầu cho sự phát triển các mô hình sản xuất tập trung và chất lượng. Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng, thời gian qua, huyện tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đưa cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất. Đơn cử như cây bưởi Diễn, toàn huyện có 380ha và trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ gia đình. Bưởi Diễn cũng là nông sản tiêu biểu được huyện Chương Mỹ bình chọn và tập trung phát triển.
Anh Phùng Văn Điển, thôn Núi Bé, xã Nam Phương Tiến chia sẻ: "Gia đình tôi trồng gần 300 gốc bưởi Diễn hơn 10 năm tuổi, hằng năm cho thu nhập 300 triệu đồng. Sản phẩm bưởi Diễn được chọn lựa là nông sản tiêu biểu, góp phần quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ cho nông dân".
Trong khi đó, huyện Thường Tín lại xác định sản phẩm nông sản chủ lực là rau xanh. Điển hình như mô hình trồng rau của nhiều hộ gia đình ở xã Ninh Sở. Chị Bùi Thị Thanh Hà, thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở cho biết: Gia đình đã xây dựng khu trồng rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 7.000m2 và 1.000m2 nhà lưới để ươm giống. "Hiện nay, gia đình đang trồng rau xà lách nhập khẩu từ Hà Lan, với chất lượng và năng suất cao. Sản phẩm được tiêu thụ ở các siêu thị, nhà hàng trên địa bàn thành phố. Doanh thu 1ha trồng loại rau này có thể đạt hơn 1 tỷ đồng” - chị Hà chia sẻ.
Tại các xã như Lê Lợi, Hà Hồi, Văn Phú… của huyện Thường Tín, rau an toàn đã trở thành cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao. Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết: Toàn huyện có khoảng 800ha trồng rau màu, chủ yếu trồng rau. Để bảo đảm đầu ra, nâng cao năng suất, chất lượng và đưa cây rau trở thành nông sản tiêu biểu, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích từ 4 đến 5ha.
Tương tự, huyện Hoài Đức đã chọn hoa và cây ăn quả là nông sản chủ lực, Thanh Oai chọn cây ăn quả và lúa, Gia Lâm chọn sản phẩm rau và chăn nuôi bò cao sản… Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, việc lựa chọn sản phẩm tiêu biểu của từng địa phương trên địa bàn thành phố dựa trên tiêu chí về lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên và những sản phẩm truyền thống vốn có thế mạnh. Từ đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tuân thủ theo quy hoạch vùng mà ngành Nông nghiệp đã định hướng.
Tập trung phát triển theo quy hoạch
Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp đặt ngành Nông nghiệp Hà Nội trước nhiều thách thức. Vì vậy, thành phố xác định tái cơ cấu ngành dựa trên cơ sở quy hoạch, xây dựng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng nông sản. Việc tái cơ cấu nhằm sử dụng hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, ưu tiên tái cơ cấu một số lĩnh vực, ngành hàng sản xuất có giá trị kinh tế cao, sản phẩm có lợi thế của thành phố, phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu thổ nhưỡng của từng địa phương.
Tuy vậy, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Hà Nội cũng như nhiều địa phương đang vướng bởi bài toán phát triển tự phát, không tuân thủ theo quy hoạch, sản xuất theo trào lưu chưa gắn với thị trường. Bằng việc lựa chọn sản phẩm tiêu tiểu, qua đó hình thành vùng sản xuất dựa trên lợi thế của địa phương sẽ kiểm soát và cân đối được cung - cầu. Việc lựa chọn cần tính toán, tránh tình trạng nhiều địa phương cùng phát triển một sản phẩm dẫn đến cung vượt cầu, nông sản mất giá, ảnh hưởng đời sống người sản xuất.
Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho hay: Theo định hướng, Hà Nội lựa chọn sản phẩm tiêu biểu gắn với quy hoạch và lợi thế vùng miền. Trong đó, cây ăn quả được xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt trong giai đoạn 2020-2030. Theo đó, diện tích trồng cây ăn quả tăng thêm được chuyển đổi từ diện tích đất đang trồng sắn từ 900 đến 1.000ha tại các huyện vùng đồi gò; một phần diện tích trồng màu vùng bãi ven sông Đáy, sông Hồng; chuyển đổi đất trồng lạc vùng gò đồi sang trồng cây ăn quả.
Cùng với đó, trồng hoa, cây cảnh cũng là một lợi thế đặc biệt của nông nghiệp ven đô, phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp của Thủ đô. Đây còn là ngành sản xuất có vai trò quan trọng trong phát triển một nền nông nghiệp đô thị - sinh thái. Hiện Hà Nội là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hoa, cây cảnh hàng đầu trong nước về sản lượng, giá trị, chất lượng sản phẩm. Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã quy hoạch đến năm 2020, hoa và cây cảnh sẽ được tập trung đầu tư phát triển theo hướng thâm canh, công nghệ cao; gia tăng tỷ trọng sản xuất các loại hoa, cây cảnh cao cấp, đáp ứng không chỉ cho thị trường Thủ đô mà còn hướng tới xuất khẩu. Hà Nội quy hoạch các vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung tại một số xã thuộc các quận, huyện như: Đan Phượng, Hoài Đức, Hoàng Mai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Đông Anh...
Để việc lựa chọn phát triển các sản phẩm tiêu biểu trở thành hướng đi hiệu quả của ngành Nông nghiệp, vấn đề đặt ra, các địa phương phải phát triển theo quy hoạch, tránh gieo trồng tràn lan một sản phẩm.
Hội nghị bình chọn sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Chương Mỹ vừa diễn ra được đánh giá là khởi đầu cho sự phát triển các mô hình sản xuất tập trung và chất lượng. Theo Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng, thời gian qua, huyện tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đưa cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất. Đơn cử như cây bưởi Diễn, toàn huyện có 380ha và trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ gia đình. Bưởi Diễn cũng là nông sản tiêu biểu được huyện Chương Mỹ bình chọn và tập trung phát triển.
Anh Phùng Văn Điển, thôn Núi Bé, xã Nam Phương Tiến chia sẻ: "Gia đình tôi trồng gần 300 gốc bưởi Diễn hơn 10 năm tuổi, hằng năm cho thu nhập 300 triệu đồng. Sản phẩm bưởi Diễn được chọn lựa là nông sản tiêu biểu, góp phần quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ cho nông dân".
Trong khi đó, huyện Thường Tín lại xác định sản phẩm nông sản chủ lực là rau xanh. Điển hình như mô hình trồng rau của nhiều hộ gia đình ở xã Ninh Sở. Chị Bùi Thị Thanh Hà, thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở cho biết: Gia đình đã xây dựng khu trồng rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1ha, trong đó, diện tích cho thu hoạch là 7.000m2 và 1.000m2 nhà lưới để ươm giống. "Hiện nay, gia đình đang trồng rau xà lách nhập khẩu từ Hà Lan, với chất lượng và năng suất cao. Sản phẩm được tiêu thụ ở các siêu thị, nhà hàng trên địa bàn thành phố. Doanh thu 1ha trồng loại rau này có thể đạt hơn 1 tỷ đồng” - chị Hà chia sẻ.
Tại các xã như Lê Lợi, Hà Hồi, Văn Phú… của huyện Thường Tín, rau an toàn đã trở thành cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao. Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết: Toàn huyện có khoảng 800ha trồng rau màu, chủ yếu trồng rau. Để bảo đảm đầu ra, nâng cao năng suất, chất lượng và đưa cây rau trở thành nông sản tiêu biểu, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao với diện tích từ 4 đến 5ha.
Tương tự, huyện Hoài Đức đã chọn hoa và cây ăn quả là nông sản chủ lực, Thanh Oai chọn cây ăn quả và lúa, Gia Lâm chọn sản phẩm rau và chăn nuôi bò cao sản… Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, việc lựa chọn sản phẩm tiêu biểu của từng địa phương trên địa bàn thành phố dựa trên tiêu chí về lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên và những sản phẩm truyền thống vốn có thế mạnh. Từ đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tuân thủ theo quy hoạch vùng mà ngành Nông nghiệp đã định hướng.
Tập trung phát triển theo quy hoạch
Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp đặt ngành Nông nghiệp Hà Nội trước nhiều thách thức. Vì vậy, thành phố xác định tái cơ cấu ngành dựa trên cơ sở quy hoạch, xây dựng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng nông sản. Việc tái cơ cấu nhằm sử dụng hiệu quả hơn quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Trong đó, ưu tiên tái cơ cấu một số lĩnh vực, ngành hàng sản xuất có giá trị kinh tế cao, sản phẩm có lợi thế của thành phố, phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu thổ nhưỡng của từng địa phương.
Tuy vậy, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng: Hà Nội cũng như nhiều địa phương đang vướng bởi bài toán phát triển tự phát, không tuân thủ theo quy hoạch, sản xuất theo trào lưu chưa gắn với thị trường. Bằng việc lựa chọn sản phẩm tiêu tiểu, qua đó hình thành vùng sản xuất dựa trên lợi thế của địa phương sẽ kiểm soát và cân đối được cung - cầu. Việc lựa chọn cần tính toán, tránh tình trạng nhiều địa phương cùng phát triển một sản phẩm dẫn đến cung vượt cầu, nông sản mất giá, ảnh hưởng đời sống người sản xuất.
Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho hay: Theo định hướng, Hà Nội lựa chọn sản phẩm tiêu biểu gắn với quy hoạch và lợi thế vùng miền. Trong đó, cây ăn quả được xác định là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt trong giai đoạn 2020-2030. Theo đó, diện tích trồng cây ăn quả tăng thêm được chuyển đổi từ diện tích đất đang trồng sắn từ 900 đến 1.000ha tại các huyện vùng đồi gò; một phần diện tích trồng màu vùng bãi ven sông Đáy, sông Hồng; chuyển đổi đất trồng lạc vùng gò đồi sang trồng cây ăn quả.
Cùng với đó, trồng hoa, cây cảnh cũng là một lợi thế đặc biệt của nông nghiệp ven đô, phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp của Thủ đô. Đây còn là ngành sản xuất có vai trò quan trọng trong phát triển một nền nông nghiệp đô thị - sinh thái. Hiện Hà Nội là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hoa, cây cảnh hàng đầu trong nước về sản lượng, giá trị, chất lượng sản phẩm. Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã quy hoạch đến năm 2020, hoa và cây cảnh sẽ được tập trung đầu tư phát triển theo hướng thâm canh, công nghệ cao; gia tăng tỷ trọng sản xuất các loại hoa, cây cảnh cao cấp, đáp ứng không chỉ cho thị trường Thủ đô mà còn hướng tới xuất khẩu. Hà Nội quy hoạch các vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung tại một số xã thuộc các quận, huyện như: Đan Phượng, Hoài Đức, Hoàng Mai, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Đông Anh...
Để việc lựa chọn phát triển các sản phẩm tiêu biểu trở thành hướng đi hiệu quả của ngành Nông nghiệp, vấn đề đặt ra, các địa phương phải phát triển theo quy hoạch, tránh gieo trồng tràn lan một sản phẩm.
Theo Đỗ Minh